Vào những ngày trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi hay gặp tình trạng trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi do cảm lạnh. Cảm lạnh là một căn bệnh liên quan đến đường hô hấp chủ yếu là mũi và họng. Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến, nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì cảm lạnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trước khi tìm ra giải pháp cha mẹ cần biết được các biến chứng của bệnh đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Viêm họng, ho có đờm là những biến chứng dễ thấy nhất ở trẻ bị cảm lạnh, những dấu hiệu phổ biến của viêm họng như:
Trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi do cảm lạnh mà không điều trị ngay và dứt điểm, những dịch mủ sẽ thông từ mũi họng sang tai, khiến nguy cơ trẻ viêm tai cấp, viêm tai giữa là rất cao. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Khi trẻ bị cảm lạnh, biến chứng nguy hiểm tiếp theo là viêm xoang. Bởi khi trời lạnh vi rút có nhiều điều kiện để phát triển trong mũi trẻ do thời tiết khô hanh kết hợp với tình trạng nghẹt mũi sổ mũi kéo dài dẫn tới viêm xoang.
Viêm phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ khi bị cảm lạnh, trẻ thường gặp các dấu hiệu như:
Lúc này cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và điều trị.
Khi bị cảm lạnh là lúc hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, khó chịu. Việc cần làm nhất lúc này là cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi đầy đủ. Ngoài ra, cha mẹ nên chuẩn bị những thức ăn nóng và dễ tiêu để con lấy lại sức, những món ăn phù hợp với trẻ như cháo, sữa, súp gà, tránh cho trẻ ăn những thức ăn lạnh, khó tiêu vì khiến trẻ bị đau bụng, dễ đi ngoài.
Khi trẻ bị cảm lạnh có kèm theo sốt, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C cha mẹ nên hạ sốt cho con bằng cách cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu con chỉ sốt nhẹ, cha mẹ nên hạ sốt cho con bằng cách mặc quần áo mỏng, đắp chăn mỏng cho trẻ, phòng ngủ cần thoáng khí, chườm trán, lau nách, bẹn cho con bằng khăn ấm. Nếu cha mẹ đã làm hết những cách nêu trên mà con vẫn không hạ sốt, thậm chí trẻ sốt càng cao có biểu hiện li bì thì cha mẹ nên cho con đi khám ngay lập tức.
Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi, sốt, ho kéo dài thì cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước. Nước giúp hạ thân nhiệt đồng thời giúp làm loãng dịch nhầy giúp trẻ thoải mái hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cung cấp nhiều thức ăn có dạng lỏng như cháo, uống nhiều nước trái cây cung cấp vitamin C, điện giải giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi, khó thở do đờm nhiều, điều cần làm nhất lúc này là rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc vệ sinh mũi trẻ bằng dung dịch xịt mũi Lovie Baby Rinse. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc của người lớn cho trẻ để trẻ giảm tình trạng nghẹt mũi vì điều này rất nguy hiểm.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có thể rất khó chịu nếu bị nghẹt mũi điều này gây khó khăn cho việc bú, nếu có con các biểu hiện dưới đây, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ:
Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ nên đưa con gặp bác sĩ nếu còn có các dấu hiệu nghiêm trọng như:
Trên đây là một số biện pháp khi trẻ bị nghẹt mũi sổ mũi do cảm lạnh cha mẹ cần lưu ý và nếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.