Trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi là tình trạng thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa. Trẻ sổ mũi khiến trẻ khó chịu, không thể ăn uống gì, cả gia đình lo lắng cho tình trạng của con. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi là do đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khi trẻ nhỏ bị hắt hơi, sổ mũi và ho liên tục, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý đến nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi như bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ theo mùa. Bệnh này xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh vào những thời điểm giao mùa có nhiều phấn hoa hoặc có thể xuất hiện quanh năm khi gặp luồng gió lạnh, tiếp xúc với bụi, lông động vật nuôi trong nhà.
Bệnh viêm mũi dị ứng thường khiến trẻ gặp những dấu hiệu khó chịu như:
Nếu tình trạng nặng có thể gây ra ù tai, khó thở.
Virus có thể lây nhiễm vào mũi họng và xoang, đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Bệnh này có xu hướng phổ biến hơn vào các mùa như mùa thu, mùa đông khi thời tiết trở lạnh hoặc vào mùa hè khi trẻ nằm nhiều trong điều hòa.
Các triệu chứng điển hình khi trẻ cảm lạnh như:
Tình trạng này nếu trở nặng có thể gây phát ban, viêm tiểu phế quản gây khó thở hoặc trẻ bị đau mắt, đau họng, viêm tuyến ở cổ.
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ do trẻ bị nhiễm virus rất dễ lây lan. Bệnh này xảy ra quanh năm, đặc biệt là lúc thời tiết giao mùa.
Bệnh cảm cúm có thời gian ủ bệnh rất ngắn chỉ sau khoảng 2 ngày kể từ khi virut tiếp xúc với cơ thể và thường gây ra các biểu hiện như:
VA là nơi có chứa các tế bào bạch cầu, những tế bào này có nhiệm vụ chống lại các loại vi khuẩn khi chúng đi vào cơ thể qua đường hô hấp. Bệnh viêm VA bao gồm 2 loại:
Viêm xoang là một bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, bệnh này thường được chia thành 2 loại chính và đối với mỗi loại sẽ có các triệu chứng điển hình như:
Trên đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài cha mẹ nên lưu ý. Để phòng ngừa tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ, cha mẹ nên vệ sinh mũi trẻ khi trẻ có những dấu hiệu sớm của tình trạng sổ mũi. Trong trường hợp trẻ bị sổ mũi kéo dài không khỏi kèm theo các triệu chứng như sốt, đau, khó chịu, quấy khóc,… cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được khám và điều trị.